Cách sửa chữa ups santak 500va dành cho máy tính từ a tới z

    Cách sửa chữa ups santak 500va dành cho máy tính từ a tới z


Làm cái chia sẻ tập tành làm mấy ngày qua mới phát hiện ra một số lỗi hay về UPS Santak TG500va này, có lẽ đây là sản phẩm sử dụng nhiều nhất mà ở đâu cũng bắt gặp, thường đi kèm với máy tính là chủ yếu.
Nào chúng ta cùng bắt đâu sửa ups santak TG500 thôi!
1.Tháo vỏ máy: Dùng tua vít 3 chấu để tháo hai con ốc nằm ở mặt dưới của máy ra, như hình bên dưới

2. Tháo máy ra: Sau khi tháo được 2 con ốc ra thì dùng tay mở nắp phía trên ra, phần dưới sẽ được gắn với bo mạch và bình ắc quy



3. Tháo ắc quy: Dùng 1 thanh vít chèn dưới ắc quy để ắc quy hỏng lên, sau đó dùng tua vít đầu dẹp tháo hai dây nối ắc quy ra.

Tới đây bạn nên xả điện còn lại trên bo mạch đi, vì vẫn còn điện tích trong tụ điện để tránh trường hợp bị giựt điện khi sửa. Xả điện bằng cách để hai đầu dây đỏ và dây đen chập lại với nhau (Có tiếng sẹt là xong).
Vậy khi UPS hư hỏng thì sửa như thế nào vì nhìn thấy nhiều linh kiện quá, không lẽ ngồi đo từng linh kiện một và làm sao biết nó có hư hỏng hay không?
Đừng nản lòng, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn từng phần cụ thể về cách thức hoạt động và những hư hỏng thường gặp. Nào chúng ta tiếp tục thôi.
Dưới đây là từng phần mà tôi chia ra để dễ dàng trong việc sửa chữa như hình bên dưới

A. Đầu tiên là khối nguồn:
Khối này làm nhiệm vụ tạo nguồn hoạt động bao gồm các linh kiện như cầu chỉ ngõ vào ắc quy, cầu chì ngõ vào điện lưới (bạn đo xem còn hay không). Tiếp theo là con 3843 và một số linh kiện khác nhưng chú ý ba con này thôi.
Hư hỏng thường gặp: Bật UPS lên nghe im re không có động tỉnh gì hết mặc dù ắc quy còn tốt.
Khắc phục: Đo các linh kiện phía trên và thay thế
B. Thứ hai là khối Converter:
Khối này có nhiệm vụ tạo ra điện áp Bus từ điện áp bình, chúng tôi đo đạc được ở dòng UPS TG500 đó là Bus khoảng 350VDC. Khối này bao gồm các linh kiện như hai con IRF3205 và con điều khiển 3525 như hình bên dưới

Hư hỏng thường gặp: Bật lên im re luôn tương tự như khối nguồn hoặc bật kêu 1 tiếng bíp rồi tắt luôn.
Khắc phục: Đo và thay thế chúng nếu hư hỏng
C. Thứ ba là Khối Inverter:
Khối này bao gồm chủ yếu là 4 con Fet IRF730 hoặc 740 hoặc 750 tùy đời UPS và một số diot xung quanh. Khối này làm nhiệm vụ chuyển đổi từ điện áp Bus mà khối Converter tạo ra thành điện áp xoay chiều (AC) và cung cấp cho tải.
Hư hỏng thường gặp: Bật UPS lên nghe tiếng tít rồi tắt giống như hư hỏng khối Converter nhưng khác ở chỗ sờ vào UPS nghe nó rung.
Khắc phục: Đo đạc và thay thế

Cần lưu ý khi hư hỏng ở khối nào thì chúng ta cũng phải nhớ đo đạc các linh kiện cơ bản ở các khối còn lại xem có hư hỏng không rồi thay vào một lượt. Nhiều trường hợp đo sót linh kiện bị hư khi thay vào lại tiếp tục hư linh kiện vừa thay vào, như vậy sẽ rất tốn thời gian và chi phí.
Trên là toàn bộ những gì mà tôi làm được chia sẻ lên đây, mong mọi người góp ý thêm vì còn nhiều lỗi nữa tôi chưa kịp biết tới, hy vọng đây là bài sẽ giúp ích cho nhiều bạn cần nghiên cứu thêm hoặc sửa ups lại đỡ tốn tiền.
Mọi sự góp ý xin gửi dưới topic này tôi có thể trả lời cho các bạn
Cám ơn mọi người đã đọc tin1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.